Chia tài sản thừa kế

0901 915 985

[email protected]

https://fb.com/AnTriLaw

Chia tài sản thừa kế

Nếu người để lại di sản mất đi thì những người được hưởng di sản sẽ tiến hành phân chia tài sản thừa kế như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho những người được hưởng di sản. Xoay quanh những vấn đề liên quan đến chia tài sản thừa kế. An Trí Law xin cập nhập một số thông tin liên quan để quý khách hàng có thể tham khảo như sau:

 

1. Xác định hình thức thừa kế.

 

 

HÌNH THỪA KẾ

 

 

Để chia tài sản thừa kế thì những người được hưởng di sản thừa kế phải phân biệt mình thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật hay thừa kế di chúc để thực hiện phân chia theo đúng quy định của pháp luật

 

Trường hợp 1: Thừa kế theo di chúc.

 

Nếu thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc thì phải xác minh các vấn đề:

+ Di chúc được lập bằng hình thức gì?

+ Di chúc có hợp pháp hay không?

+ Người được hưởng di chúc có thuộc trường hợp không được hưởng tài sản thừa kế hay không?

Ngoài ra lưu ý trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của Bộ Luật dân sự:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

 

Trường hợp 2: Thừa kế theo pháp luật.

 

+ Người để lại di sản không để lại di chúc;

 + Di chúc không hợp pháp;

+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

+ Có phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

+  Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc

Nếu tài sản thừa kế thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ chia theo pháp luật thì cần phải xem xét hàng thừa kế theo pháp luật để tiến hành phân chia di sản thừa kế.

Hàng thừa kế theo quy định của Bộ Luật dân sự:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”

Ngoài ra lưu ý trường hợp thừa kế thế vị theo quy định của bộ luật dân sự:

“Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”

Xem thêm: Thừa kế thế vị

 

2.   Xác định thời hiệu chia thừa kế.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

-  Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

-  Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

 

3. Chia tài sản thừa kế.

 

3.1 Chia tài sản thừa kế theo di chúc.

 

Để chia tài sản theo di chúc thì cần xem xét nội dung di chúc.

Trường hợp 1: Phân chia di sản thừa kế theo ý chí của người để lại di chúc.

Trong di chúc nếu ghi rõ nội dung di chúc phân định rõ di sản thừa kế của từng người thừa kế thì sẽ áp dụng theo di chúc để chia tài sản thừa kế.

Ví dụ: Ông A có một tài sản là 1 căn nhà, 1 xe ô tô, 1 tài khoản 500.000.000 đồng.  Ông A có 3 người con  B, C, D (Đều đã thành niên, có khả năng lao động) . Vợ ông A đã mất. Ông A viết di chúc để lại tài sản căn nhà cho B, Xe ôt tô cho C, tiền cho D. Như vậy ông A đã xác định rõ di sản thừa kế cho mỗi người thừa kế rõ ràng thì phần thừa kế sẽ được áp dụng theo di chúc, những người được hưởng di sản thừa kế có thể thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để được hưởng phần di sản của mình.

Trường hợp 2: Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác.

Như vậy, nếu người lập di chúc không xác định rõ phần thừa kế của từng người trong di chúc thì phần tài sản trong di chúc sẽ được chia đều kho những người chỉ định trong di chúc mỗi người một phần bằng nhau.

Ngoài ra, những người được chỉ định trong di chúc có quyền thỏa thuận với nhau về mức hưởng di sản thừa kế. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên thì các bên có thể làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng.

Trường hợp 3: di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp 4: Nếu  di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

 

3.2 Chia tài sản thừa kế theo pháp luật:

Nếu người được hưởng di sản được hưởng tài sản thừa kế theo pháp luật thì cần xác định rõ tài sản thừa kế gồm những gì, xác định những người thuộc hàng thừa kế gồm những ai để tiến hành phân chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp 1: Nếu người để lại di sản thừa kế còn những người thừa kế ở hàng thứ nhất thì phần di sản thừa kế sẽ chia cho người ở hàng thừa kế thứ nhất:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Những người ở hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Trường hợp 2: Nếu người thừa kế hàng thứa kế thứ 1 chết hết hoặc  họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hoặc những người hàng thừa kế thứ nhất từ chối nhận di sản thì di sản thừa kế sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ 2

Hàng thừa kế thứ 2 gồm:  ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Những người ở hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Trường hợp 3: Nếu người thừa kế hàng thứa kế thứ 2 chết hết hoặc  họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hoặc những người hàng thừa kế thứ hai t từ chối nhận di sản thì di sản thừa kế sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ 3:

Hàng thừa kế thứ 3 gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người ở hàng thừa kế thứ ba sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Lưu ý trường hợp thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Sau khi xác định rõ về tài sản thừa kế và những người thuộc hàng thừa kế, thì người được hưởng thừa kế cần thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng.

Nếu người được hưởng di sản là người  duy nhất theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

Sau khi thực hiện công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản và văn bản khai nhận di sản thì người được hưởng di sản thừa kế sẽ nhận di sản thừa kế hoặc tiến hành đăng ký theo quy định của pháp luật nếu tài sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.

Trên đây là những nội dung về chia tài sản thừa kế để quý khách hàng tham khảo nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của quý khách hàng và biết cách xử lý vấn đề chia tài sản thừa kế khi được nhận di sản thừa kế.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề chia tài sản thừa kế hoặc cần đơn vị tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan đến Thừa kế , Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển dịch vụ An Trí

Hotline: 0901.915.985

Facebook: An Trí Law

Zalo: 0901.915.985

 

 

 

 

 

 

 

Facebook

Tin mới

Thay đổi thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật

  • Mô tả

    Khi thành lập doanh nghiệp thì thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật sẽ được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động nếu người đại diện theo pháp luật có sự thay đổi thông tin từ Chứng minh nhân dân sang căn cước công dân hoặc thay đổi địa chỉ thường trú, địa chỉ liên lạc thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

  • Thừa kế quyền sử dụng đất

  • Mô tả

    Người để lại di sản có quyền để lại di sản là Quyền sử dụng đất cho những người thừa kế của mình thông qua di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Khi người nhận thừa kế được thừa kế quyền sử dụng đất phải thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Để được nhận thừa kế người được nhận thừa kế phải thực hiện các thủ tục như sau:

  • Thành lập địa điểm kinh doanh

  • Mô tả

    Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Để thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý về các quy định thành lập, hồ sơ thành lập và cách thức nộp hồ sơ thành lập. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi – Phòng dịch vụ doanh nghiệp – 0901.915.985, các chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng về các quy định cũng như cách thức thành lập địa điểm kinh doanh để doanh nghiệp có một nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật

  • Mô tả

     Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Với vai trò quan trọng của người đại diện theo pháp luật, khi doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục theo quy định.

  • Hotline

    anh-ls-min

    Hotline: 0901.915.985

    Liên hệ

    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ AN TRÍ

    Địa chỉ : 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
    CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRÚC PHAN
    Địa chỉ: 109/47/6 Đường số 8, Khu phố 1, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
    Hotline/Zalo : 0901 915 985 
     
     

    Tin mới

    Thay đổi thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật

  • Mô tả

    Khi thành lập doanh nghiệp thì thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật sẽ được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động nếu người đại diện theo pháp luật có sự thay đổi thông tin từ Chứng minh nhân dân sang căn cước công dân hoặc thay đổi địa chỉ thường trú, địa chỉ liên lạc thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

  • Thành lập địa điểm kinh doanh

  • Mô tả

    Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Để thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý về các quy định thành lập, hồ sơ thành lập và cách thức nộp hồ sơ thành lập. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi – Phòng dịch vụ doanh nghiệp – 0901.915.985, các chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng về các quy định cũng như cách thức thành lập địa điểm kinh doanh để doanh nghiệp có một nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật

  • Mô tả

     Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Với vai trò quan trọng của người đại diện theo pháp luật, khi doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục theo quy định.

  • Thành lập văn phòng đại diện

  • Mô tả

    Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Để thành lập Văn phòng đại diện cho doanh nghiệp thì Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định và thực hiện nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư nơi đặt Văn phòng đại diện.

  • Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận tin

    Email(*)
    Trường bắt buộc

    Đăng ký

    Kết nối chúng tôi

    An toàn pháp lý - Tiếp bước tương lai