Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

0901 915 985

[email protected]

https://fb.com/AnTriLaw

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp khi kinh doanh phải nắm vững quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình tuần thủ đúng quy định của pháp luật. Vậy quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp như thế nào? An Trí Law cập nhập quy định để quý khách hàng tham khảo như sau:

 

Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định rất cụ thể về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

 

I. Quyền của doanh nghiệp

 

Theo Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về Quyền của doanh nghiệp

" 1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

11. Quyền khác theo quy định của pháp luật."

 

II. Nghĩa vụ của doanh nghiệp

 

Theo Điều 8 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp có các nghĩa vụ như sau:

1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

4. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

 

-                      - Thành lập công ty cổ phần năm 2021

 

III. Ngoài ra Luật doanh nghiệp quy định về quyền và nghĩa vụ của một số doanh nghiệp đặc thù

 

"Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại Điều 7, Điều 8 và quy định khác có liên quan của Luật này.

2. Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá do pháp luật về đấu thầu quy định hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Được bảo đảm thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.

4. Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

5. Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi cho khách hàng.

6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng."

"Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

b) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản , chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

c) Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;

d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

 

Trên đây là những quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn doanh nghiệp miễn phí và thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ, hãy liên hệ:

Xem thêm:    Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên năm 2021

 

-                          - Các bước thành lập doanh nghiệp tại An Trí Law

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ AN TRÍ

Hotline/Zalo: 0901.915.985

Facebook: An Trí Law

 

 

 

 

Facebook

Tin mới

Thay đổi thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật

  • Mô tả

    Khi thành lập doanh nghiệp thì thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật sẽ được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động nếu người đại diện theo pháp luật có sự thay đổi thông tin từ Chứng minh nhân dân sang căn cước công dân hoặc thay đổi địa chỉ thường trú, địa chỉ liên lạc thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

  • Thừa kế quyền sử dụng đất

  • Mô tả

    Người để lại di sản có quyền để lại di sản là Quyền sử dụng đất cho những người thừa kế của mình thông qua di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Khi người nhận thừa kế được thừa kế quyền sử dụng đất phải thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Để được nhận thừa kế người được nhận thừa kế phải thực hiện các thủ tục như sau:

  • Thành lập địa điểm kinh doanh

  • Mô tả

    Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Để thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý về các quy định thành lập, hồ sơ thành lập và cách thức nộp hồ sơ thành lập. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi – Phòng dịch vụ doanh nghiệp – 0901.915.985, các chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng về các quy định cũng như cách thức thành lập địa điểm kinh doanh để doanh nghiệp có một nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật

  • Mô tả

     Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Với vai trò quan trọng của người đại diện theo pháp luật, khi doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục theo quy định.

  • Hotline

    anh-ls-min

    Hotline: 0901.915.985

    Liên hệ

    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ AN TRÍ

    Địa chỉ : 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
    CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRÚC PHAN
    Địa chỉ: 109/47/6 Đường số 8, Khu phố 1, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
    Hotline/Zalo : 0901 915 985 
     
     

    Tin mới

    Thay đổi thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật

  • Mô tả

    Khi thành lập doanh nghiệp thì thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật sẽ được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động nếu người đại diện theo pháp luật có sự thay đổi thông tin từ Chứng minh nhân dân sang căn cước công dân hoặc thay đổi địa chỉ thường trú, địa chỉ liên lạc thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

  • Thành lập địa điểm kinh doanh

  • Mô tả

    Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Để thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý về các quy định thành lập, hồ sơ thành lập và cách thức nộp hồ sơ thành lập. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi – Phòng dịch vụ doanh nghiệp – 0901.915.985, các chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng về các quy định cũng như cách thức thành lập địa điểm kinh doanh để doanh nghiệp có một nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật

  • Mô tả

     Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Với vai trò quan trọng của người đại diện theo pháp luật, khi doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục theo quy định.

  • Thành lập văn phòng đại diện

  • Mô tả

    Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Để thành lập Văn phòng đại diện cho doanh nghiệp thì Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định và thực hiện nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư nơi đặt Văn phòng đại diện.

  • Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận tin

    Email(*)
    Trường bắt buộc

    Đăng ký

    Kết nối chúng tôi

    An toàn pháp lý - Tiếp bước tương lai