Trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất

0901 915 985

[email protected]

https://fb.com/AnTriLaw

Trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất

Pháp luật đất đai quy định rất rõ ràng về trường hợp nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. An Trí Law cập nhập một số quy định để quý khách hàng có thể tham khảo như sau:

 

I Căn cứ để giao đất:

 

Theo quy định tại Điều 52 Luật đất đai 2013 quy định về Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy nhà nước sẽ căn cứ vào các quy định trên để tiến hành giao đất cho các trường hợp cụ thể, trong đó có trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất.

 

II. Trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất:

 

Theo Điều 54 Luật đất đai năm 2013 quy định về giao đất không thu tiền sử dụng đất:

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;

2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;

3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;

5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Ghi chú:

-         Quy định về Hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật đất đai.

Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp

1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:

a) Đất rừng phòng hộ;

b) Đất rừng sản xuất.

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

7. Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.

8. Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều này.

- Khoản 4 Điều 55 Luật đất đai:

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa nhưng nếu thuộc trường hợp giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng thì thuộc trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Điều 55. Giao đất có thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng

-Khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai:

Cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp gồm: đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động thì thuộc trường hợp nhà nước  giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Điều 159. Đất cơ sở tôn giáo

1. Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

Giao đất không thu tiền sử dụng đất là chính sách của nhà nước đối với một số đối tượng nhất định. Để được giao đất không thu tiền sử dụng đất thì các đối tượng phải đáp ứng các điều kiện theo đúng quy định của Luật đất đai.

Xem thêm: - Thủ tục sang tên sổ đỏ tại quận Tân Bình

                   - Người sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

Facebook

Tin mới

Thay đổi thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật

  • Mô tả

    Khi thành lập doanh nghiệp thì thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật sẽ được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động nếu người đại diện theo pháp luật có sự thay đổi thông tin từ Chứng minh nhân dân sang căn cước công dân hoặc thay đổi địa chỉ thường trú, địa chỉ liên lạc thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

  • Thừa kế quyền sử dụng đất

  • Mô tả

    Người để lại di sản có quyền để lại di sản là Quyền sử dụng đất cho những người thừa kế của mình thông qua di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Khi người nhận thừa kế được thừa kế quyền sử dụng đất phải thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Để được nhận thừa kế người được nhận thừa kế phải thực hiện các thủ tục như sau:

  • Thành lập địa điểm kinh doanh

  • Mô tả

    Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Để thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý về các quy định thành lập, hồ sơ thành lập và cách thức nộp hồ sơ thành lập. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi – Phòng dịch vụ doanh nghiệp – 0901.915.985, các chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng về các quy định cũng như cách thức thành lập địa điểm kinh doanh để doanh nghiệp có một nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật

  • Mô tả

     Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Với vai trò quan trọng của người đại diện theo pháp luật, khi doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục theo quy định.

  • Hotline

    anh-ls-min

    Hotline: 0901.915.985

    Liên hệ

    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ AN TRÍ

    Địa chỉ : 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
    CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRÚC PHAN
    Địa chỉ: 109/47/6 Đường số 8, Khu phố 1, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
    Hotline/Zalo : 0901 915 985 
     
     

    Tin mới

    Thay đổi thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật

  • Mô tả

    Khi thành lập doanh nghiệp thì thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật sẽ được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động nếu người đại diện theo pháp luật có sự thay đổi thông tin từ Chứng minh nhân dân sang căn cước công dân hoặc thay đổi địa chỉ thường trú, địa chỉ liên lạc thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

  • Thành lập địa điểm kinh doanh

  • Mô tả

    Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Để thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý về các quy định thành lập, hồ sơ thành lập và cách thức nộp hồ sơ thành lập. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi – Phòng dịch vụ doanh nghiệp – 0901.915.985, các chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng về các quy định cũng như cách thức thành lập địa điểm kinh doanh để doanh nghiệp có một nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật

  • Mô tả

     Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Với vai trò quan trọng của người đại diện theo pháp luật, khi doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục theo quy định.

  • Thành lập văn phòng đại diện

  • Mô tả

    Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Để thành lập Văn phòng đại diện cho doanh nghiệp thì Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định và thực hiện nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư nơi đặt Văn phòng đại diện.

  • Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận tin

    Email(*)
    Trường bắt buộc

    Đăng ký

    Kết nối chúng tôi

    An toàn pháp lý - Tiếp bước tương lai